1. Mục đích:
- Hình thành kỹ năng lắp đặt mạch điện cho tủ lạnh .
- Rèn luyện các thao tác cơ bản của nghề.
- Củng cố kiến thức về nguyên lý mạch điện tủ lạnh, phương pháp lựa chọn và kiểm tra Chất lượng của các thiết bị điện.
2. Yêu cầu :
- Nắm vững nguyên lý hoạt động của mạch.
- Kiểm tra, xác định được chất lượng các thiết bị và lắp đặt theo đúng trình tự, đúng sơ đồ nguyên lý.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài tập.
1. Chuẩn bị:
+ Về cơ sở lý thuyết :
- Cần hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện của tủ lạnh.
- Thuyết minh được nguyên lý làm việc của mạch điện.
Hoạt động :
* Khi đóng cầu dao (CB) cấp điện cho mạch, thermic và thermostat ở trạng thái bình thường, thường đóng các tiếp điểm, do đó có dòng điện qua cuộn làm việc CR, tiếp điểm của relay ở trạng thái thường mở và cuộn dây điện từ của rơ le đấu nối tiếp với cuộn làm việc.
* Khi đó rô to chưa quay, dòng diện qua cuộn dây là dòng chập mạch rất lớn ® dòng điện đi qua cuộn dây điện từ là lớn, sinh ra lực điện từ hút lõi sắt đóng tiếp điểm R-S cấp điện cho cuộn khởi động CS để khởi động máy nén.
* Khi tốc độ động cơ đạt gần 75% tốc độ định mức thì dòng điện qua cuộn CR giảm ® dòng qua cuộn dây điện từ giảm, lực điện từ không đủ lớn để giữ lõi sắt nên tiếp điểm R-Ssẽ mở cắt điện cho tụ khởi động và cho cuộn khởi động.
* Khi động cơ bị quá tải thermic sẽ cắt điện cho động cơ.
* Khi nhiệt độ tủ lạnh giảm xuống đạt tới nhiệt độ yêu cầu thermostat sẽ ngắt tiếp điểm, và khi nhiệt độ trong tủ tăng lên thermostat sẽ tự động đóng tiếp điểm trở lại.
+ Chuẩn bị về dụng cụ :
- Đồng hồ vạn năng, am pe kìm.
- Dây điện, kìm điện …
+ Chuẩn bị các thiết bị :
- Mô hình tủ lạnh.
- Tụ điện, rơle, thermic, thermostat, aptomat, bóng đèn.
2. Trình tự công việc:
Bước 1 : Kiểm tra xác định chất lượng các thiết bị.
+ Xác định các chân C,R,S của máy nén: như chúng ta đã biết máy nén trong máy lạnh dân dụng là loại máy nén kín, động cơ điện là động cơ một pha có cấu tạo gồm hai cuộn dây là cuộn kđ và cuộn lv. trong đó cuộn kđ bao giờ cũng có điện trở lớn hơn cuộn lv.
- Xác định chân C (common): dùng đồng hồ vạn năng lần lượt đo giá trị điện trở các cặp chân của động cơ. nếu cặp nào cho giá trị điện trở lớn nhất thì chân còn lại là chân C.
- Xác định chân R,S : từ chân c lần lượt đo với hai chân còn lại, cặp nào cho giá trị điện trở lớn hơn thì chân đó là chân Svà chân còn lại là chân R.
+ Xác định các chân của relay : để đúng tư thế của rơ le, rồi dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở và lần lượt đo các cặp chân của rơ le, chân mà không thông với hai chân kia thì là chân nối ra tụ. và hai chân còn lại, một chân nối ra aptômat, một chân nối ra R.
+ Kiểm tra tụ điện: dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở x1K và đo vào hai chân của tụ điện :
- Nếu thấy kim đồng hồ quay lên một vị trí nào đó rồi từ từ quay về ¥ thì là tụ tốt.
- Nếu kim đồng hồ quay về 0 là tụ bị chập.
- Nếu kim đồng hồ đứng im ở ¥ là tụ mất khả năng tích điện.
+ Kiểm tra thermostat : dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở đo vào hai chân của thermostat nếu thấy kim chỉ về 0 thì chứng tỏ thermostat đang đóng tiếp điểm.
+ Kiểm tra thermic : dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở đo vào hai chân của thermic, nếu thấy kim chỉ về 0 thì chứng tỏ thermic đang đóng tiếp điểm.
+ Kiểm tra công tắc đèn : dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở đo vào hai chân công tắc đèn sau đó bật tắc công tắc. nếu ở trạng thái bật kim chỉ về 0 và ở trạng thái tắt kim chỉ ở ¥ thì kết luận công tắc hoạt động tốt.
+ Kiểm tra bóng đèn : dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở đo vào hai chân của bóng đèn. nếu thấy có giá trị điện trở thì đó là điện trở của bóng đèn.
+ Kiểm tra aptomat : dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở, lần lượt đo vào hai chân song song của aptomat và thao tác bật tắt để kiểm tra sự thông mạch.
Bước 2 : đấu điện cho mô hình theo mạch:
- Từ một chân của cb đấu ® một chân của công tắc đèn, từ công tắc đèn đấu ® một chân của thermostat, từ chân còn lại của thermostat đấu ® một chân của thermic và từ chân còn lại của thermic đấu với chân c của máy nén.
- Tiếp theo: từ chân còn lại của bóng đèn đấu với chân còn lại của cb và đấu với đầu cuộn dây của relay sau đó.
- Từ chân R của relay đấu với chân R của máy nén, từ chân S của relay đấu với một chân của tụ. từ chân còn lại của tụ đấu với chân S của máy nén.
Bước 3: Kiểm tra toàn mạch: dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở và đo vào hai chân của attomat.
- Nếu có giá trị điện trở bằng với điện trở của cuộn làm việc và thao tác bật tắt công tắc phải thấy giá trị điện trở của bóng đèn. thì mạch đã đấu đúng.
- Nếu thấy kim chỉ về 0 thì chứng tỏ mạch bị chạm chập gây ngắn mạch.
- Nếu kim đồng hồ vẫn nằm ở giá trị ¥ thì mạch bị hở, cần kiểm tra lại các đầu dây và các thiết bị.
Bước 4: Cấp nguồn và đóng aptomat cho mạch hoạt động: dùng đồng hồ ampe để đo kiểm tra dòng làm việc của máy nén
3. Những sai hỏng – nguyên nhân – biện pháp khắc phục.
Sai hỏng |
Nguyên nhân |
Khắc phục |
Máy không hoạt động |
+ xác định sai chân c, r, s |
+ xác định lại các chân c, r, s |
+ đấu sai các chân của relay |
+ xác định lại cặp r-s của relay |
|
+ các đầu nối dây tiếp không tốt |
+ xiết lại các đầu nối |
|
Máy chạy ít phút rồi dừng |
+ các van đang bị khoá |
+ mở 1 trong 2 van |
+ chỉnh thermostat quá thấp |
+ tăng thermostat lên giá trị lớn nhất |
4. An toàn.
- Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình luyện tập thì trước khi cấp điện cho mạch , phải kiểm tra kỹ các đầu nối dây xem có cham chập vào nhau hay không.
- Khi kiểm tra sửa chữa các thiết bị nhất thiết phải cắt nguồn điện.
- Thao tác đóng cắt aptomat dứt khoát.