Làm thế nào để thay thế một máy nén hệ thống lạnh? Trước khi thay thế máy nén của hệ thống lạnh có một vài điều cần lưu ý như sau.
Môi chất lạnh trong hệ thống lạnh có áp suất rất cao vì vậy không nên xả môi chất ra bên ngoài môi trường. Môi chất lạnh rất nguy hiểm, đắt tiền và có thể sử dụng lại được. Việc hút nạp môi chất chỉ nên sử dụng máy hút, nạp ga phù hợp với môi chất được sử dụng trên xe.
Năm 1993 và các dòng xe cũ hơn thì thường xuyên sử dụng môi chất R12 đến năm 1994 và các xe mới bây giờ đều sử dụng môi chất R134a. Sử dụng một máy nạp môi chất để hút môi chất. Môi chất R12 và R134a thì không phù hợp vì vậy không bao giờ được trộn lẫn nhau.
Hãy xem sách hướng dẫn hoặc đọc kỹ hướng dẫn để chắc chắn rằng xe đang sử dụng môi chất gì, ống nào là ống áp lực cao và ống nào là ống áp lực thấp của máy nén trước khi bắt đầu công việc sữa chữa.
Khi công việc thay thế đã hoàn thành, có thể sử dụng lại môi chất cũ bằng cách sử dụng lại chính máy nạp ga đã hút môi chất ra. Trước khi bắt đầu công việc, hãy đậu xe trên một bề mặt phẳng và kéo thắng tay. Động cơ phải để nguội hẳn. Nên đeo các dụng cụ bảo hộ như áo, găng tay và kiếng.
Bước 1:
Nới lỏng ốc và tháo cọc âm (-) accu từ bình accu. Nên để cọc âm cẩn thận không được chạm vào cọc dương (+) trong suốt thời gian sữa chữa.
Chú ý: Trước khi ngắt cọc accu, hãy chắc chắn rằng đã tắt hệ thống chống trộm và radio. Nếu không cả hai sẽ reset lại từ đầu sau khi kết nối lại cọc bình.
Bước 2:
Bắt đầu xác định vị trí, nối ống áp lực cao và ống áp lực thấp của hệ thống lạnh tới máy hút-nạp ga. ( ống áp lực cao có màu đỏ, ống áp lực thấp có màu xanh). Có một lượng nhỏ dầu môi chất sẽ đi ra cùng với môi chất vì vậy phải chắc chắn rằng thay thế cùng một loại dầu và nạp lại như cũ trước khi sạc lại cho hệ thống. Dầu môi chất rất dễ bị hơi ẩm, nhiễm bẩn cho nên phải chắc chắn sử dụng nguồn sạch
Bước 3:
Tháo dây curoa, nắp đậy hoặc các phụ kiện như máy phát để dễ dàng tháo máy nén nếu cần. Chú ý trong việc tháo và lắp tránh trường hợp để xót khi lắp lại. Kiểm tra tình trạng của dây curoa và thay thế nếu cần.
Bước 4:
Tháo ốc bắt quạt và ngắt giắc điện ra (nếu có), sau đó lấy quạt ra.
Bước 5:
Khi tháo ống nước ra chú ý lấy một cái khay đựng nước đặt phía dưới động cơ vì khi tháo ống nước ra thì nước làm mát động cơ sẽ tràn ra ngoài.
Bước 6:
Bước tiếp tiếp theo là tháo khung bảo vệ cách quạt để có đủ không gia thao tác với máy nén của hệ thống lạnh. Phải luôn cẩn thận trong khi làm việc xung quanh két nước, các cánh tản nhiệt có cạnh nhọn và sắc có thể gây chấn thương.
Bước 7:
Tháo ống đẩy ra từ mày nén ( trên nắp có kí hiệu chữ “D”-Discharge) và ống hút vào máy nén ( trên nắp có kí hiệu chữ “S”-Suction). Chắc chắn rằng ta phải bít kín hoặc đậy nắp lại ở các ống này sau khi tháo ra càng sớm càng tốt để giảm thiểu hơi ẩm và các chất dơ bẩn vào trong hệ thống.
Bước 8:
Bây giờ bạn có thể tháo các bulông bắt máy nén ra, lấy máy nén ra ngoài và khi tháo phải cẩn thận không để chạm vào các cánh tản nhiệt của két nước có thể gây hỏng.
Bước 9:
Xem lại tên máy nén cũ, so sánh các trị số để tìm mua và thay thế cái mới đúng với máy nén cũ .
Bước 10:
Lắp lại máy nén mới và xiết chặt các bulông lại .
Bước 11:
Trước khi lắp các ống vào (ống áp suất cao và áp suất thấp) ta nên thay mới các goong làm kín. Cho một ít dầu bôi trơn máy nén vào các goong này trước khi lắp, nên phủ dầu hết bề mặt của goong sau đó nối các ống này vào máy nén.
Bước 12:
Lắp lại khung quạt hoặc lắp ly hợp quạt hoặc quạt điện tùy theo xe sử dụng cái nào.
Bước 13:
Lắp các ống vào két nước và châm nước làm mát lại vào bình chứa.
Bước 14:
Lắp lại máy phát và các phụ kiện khác
Bước 15:
Lắp lại nắp đây và dây cua-roa
Bước 16:
Nối lại cọc accu và siết chặt
Bước 17: Trước khi nạp gas lại cho hệ thống cần phải chắc chắn hút hết chân không trong hệ thống. Kiểm tra dung tích môi chất (gas) trong hệ thống, không được nạp quá nhiều việc nạp quá nhiều môi chất có thể gây hư hại cho giàn lạnh cũng như nạp quá ít môi chất sẽ không đủ để làm lạnh. Nếu áp suất chân không lớn hơn 93,3 Kpa trong 15 phút thì chắc chắn có rò rỉ ở đâu đó trong hệ thống và cần phải hút hết chân không trước khi sữa chữa. Chỉ dùng ống có áp suất thấp để sạc cho hệ thống.
Bước 18: Trước khi nạp ga lạnh cho hệ thống ta châm dầu bôi trơn vào cho hệ thống. Dầu và lượng dầu sử dụng phải giống khuyến cáo của nhà chế tạo
Bước 19: Lượng gas nạp vào phải đúng với yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu vượt quá mức cho phép sẽ làm hỏng máy nén của hệ thống lạnh
Bước 20: Kiểm tra để chắc rằng không có rò rỉ gas lạnh
Bước 21: Gắn lại các thiết bị như chông trộm, đinh vị, cat set đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt